TIN TỨC
6 LÝ DO CẦN XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU KHI KHÁM THAI ĐỊNH KÌ
⁉️ 6 LÝ DO CẦN #XÉT_NGHIỆM_NƯỚC_TIỂU KHI KHÁM THAI ĐỊNH KỲ
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là một trong những xét nghiệm cần thiết và được chỉ định xét nghiệm định kì mỗi lần khám thai (kết quả XN nước tiểu có giá trị trong vòng 1 tuần).
Xét nghiệm nước tiểu giúp bạn có một có một thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời kiểm tra đánh giá sức khỏe mẹ và bé, tầm soát một số nguy cơ trong thai kỳ, cụ thể :
✅ Nguy cơ Viêm nhiễm phụ khoa
Khi xét nghiệm nước tiểu có chứa bạch cầu thì thai phụ sẽ được chỉ định khám phụ khoa để đánh giá về nguy cơ viêm nhiễm do tạp khuẩn hoặc nhiễm nấm hoặc các nguyên nhân gây viêm khác. Khi bệnh nhăm mắc các viêm nhiễm phụ khoa, BN sẽ được điều trị sớm tránh ảnh hưởng xấu đến thai kì như: nhiễm trùng ối, sinh non, vỡ ối sớm… có thể ảnh hưởng đến tính mạng cả con và mẹ.
✅ Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu
Ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, xét nghiệm nước tiểu là cách chuẩn nhất để xác định nhiễm trùng đường tiểu. Khi mẫu thử của bạn có xuất hiện enzyme do bạch cầu tạo ra, hoặc nitrite do vi khuẩn tạo ra, mẫu thử sẽ được gửi đi nuôi cấy vi khuẩn và thử độ nhạy cảm. Quá trình nuôi cấy sẽ cho biết mẹ bầu có bị nhiễm trùng đường tiểu hay không, đồng thời cũng cho biết loại kháng sinh nào hiệu quả nhất để tiêu diệt vi khuẩn.
Chỉ số cho phép Leukocytes (LEU ca)( tế bào bạch cầu): 10-25 Leu/UL.
Chỉ số cho phép Nitrate (NIT): 0.05-0.1 mg/dL.
✅ Đánh giá nguy cơ tiền sản giật
Nồng độ đạm trong nước tiểu tăng cao, đi kèm với triệu chứng cao huyết áp có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Trong trường hợp nồng độ đạm tăng nhưng không có triệu chứng cao huyết áp, mẫu nước tiểu sẽ được gửi về phòng xét nghiệm để làm xét nghiệm lại để định lượng protein niệu.
Chỉ số cho phép Protein (pro): 7.5-20 mg/L hoặc 0.075-0.2 g/L.
✅ Nguy cơ các bệnh lý về cầu thận
Nếu kết quả xét nghiệm nước tiêu có trụ niệu: trụ hồng cầu, trụ bạch cầu, trụ protein là các dấu hiệu rất có giá trị nghi ngờ bệnh nhân bị viêm cầu thận. Khi đó bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm chuyên sâu để khẳng định chẩn đoán.
✅ Tình trạng xuất hiện Ketone niệu
Khi Ketone xuất hiện trong nước tiểu thường sẽ có 2 nguyên nhân
– Bệnh nhân tiểu đường thai kì, lượng đường trong máu cao mất kiểm soát.
– Hoặc bệnh nhân bị nhịn đói, thiếu hụt carbonhydrate
Khi nồng độ ketone trong nước tiểu tăng cao, bác sĩ sẽ phân tích kết quả để đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị chính xác nhất.
Chỉ số cho phép Ketone: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L.
✅ Nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Khi mang thai, nếu trong nước tiểu bạn xuất hiện một lượng đường nhỏ, điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi lượng đường này có xu hướng tăng dần có nghĩa bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện nghiệm pháp tăng đường huyết để đánh giá lượng glucose trong máu tại các thời điểm khác nhau trong tuần thai từ 24-28 tuần để kiểm tra chính xác liệu bạn có thực sự bị tiểu đường hay không.
——
🎁 Tại Phòng khám An Hưng hiện nay chỉ định xét nghiệm nước tiểu #hoàn_toàn_miễn_phí cho các mẹ bầu thăm khám và kết quả gồm #10_thông_số_kĩ_thuật được phân tích trên thiết bị hiện đại.
🎁 Các Mom đặt lịch khám tại PK An Hưng để được Dr. Lê Lan theo dõi thai kì và nhận ưu đãi T6+7 nha!
—————————-
PK Sản Phụ Khoa An Hưng
🏩Địa chỉ: Số 25, LK16 An Hưng, KĐT Văn Khê, P. La Khê, Hà Đông, Hà Nội
☎ SDT: 0946062068/ 0985505395
💻 Email: phongkhamanhung25@gmail.com